NĂM HỌC 2023-2024
PHẦN LỊCH SỬ 6
I. NỘI DUNG CHÍNH
1.Trắc nghiệm
- HS ôn bài 1,2,3,4,5
2.Tự luận
Câu 1. Em hãy trình bày hiểu biết về các loại tư liệu lịch sử.
Câu 2. Em hãy so sánh sự khác nhau về đời sống vật chất và tinh thần của bầy người nguyên thuỷ với công xã thị tộc.
Câu 3. Hãy điền con số chính xác vào chỗ trống (...) trong các câu sau :
- Nhà nước Âu Lạc thành lập khoảng năm 208 TCN, cách năm hiện tại...... năm.
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 713, cách năm hiện tại............ năm.
- Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, cách năm hiện tại............... thế kỉ.
II. TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO:
1. Lịch sử được hiểu là:
A. Những chuyện cổ tích được kể truyền miệng
B. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ
C. Tât cả những bản ghi chép hay tranh ảnh còn lưu giữ lại
D. Sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình
2. Khoa học lich sử là một ngành khoa học nghiên cứu về:
A. Quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất
B. Các thiên thể trong vũ trụ
C. Quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người
D. Sinh vật và động vật trên Trái Đất
3. Ý nào dưới dây không phán ảnh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Học lich sử để biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc
B. Học lịch sử để biết được quá trình tiến hoá của muôn loài
C. Học lịch sử để biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.
D. Học lịch sử để đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.
4. Tư liệu hiện vật là:
A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
C. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.
D. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.
5. Tư liệu chữ viết là:
A. những hình khắc trên bia đá.
B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,… từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay.
C. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.
D. những câu chuyện cổ tích.
6. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” đã cho biết điều gì về lịch sử dân tộc ta ?
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.
C. Nguồn gốc nhân dân Việt Nam.
D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.
7. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu nào ?
A. Tư liệu hiện vật.
B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu chữ viết.
D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.
8. Dương lịch là loại lịch dựa theo:
A. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B. sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh trục của nó
9. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo:
A. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
B. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. chu kì chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.
10. Trên các tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì
A. cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
B. ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.
C. âm lịch là theo phương Đông còn dương lịch là theo phương Tây.
D. nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.
11. Loài người là kết quả của tiến hoá từ
A. Người tối cổ. B. Vượn.
C. Vượn người. D. Người tinh khôn.
12. Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. Khoảng 5 – 6 triệu năm. B. Khoảng 4 triệu năm.
C. Khoảng 4 vạn năm trước. D. Khoảng 10 vạn năm trước.
13. Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng 60 vạn năm trước. B. Khoảng 15 vạn năm trước.
C. Khoảng 4 vạn năm trước. D. Khoảng 10 vạn năm trước.
14. Phát minh quan trọng nhất của người tối cổ là
A. chế tạo công cụ lao động. B. biết cách tạo ra rửa.
C. chế tác đồ gốm. D. chế tác đồ gỗ, đồ gốm.
15. Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
A. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc, bộ lạc.
B. Bầy người nguyên thuỷ, Người tinh khôn.
C. Bầy người nguyên thuỷ, Người tối cổ.
D. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc.
16. Trong giai đoạn công xã thị tộc, người nguyên thuỷ đã biết
A. ghè đẽo đá thô sơ để làm công cụ lao động.
B. chế tác công cụ lao động bằng kim loại.
C. chọn những hòn đá vừa tay cầm để làm công cụ.
D. mài đá thành công cụ lao động sắc bén.
17. Tổ chức xã hội của người tinh khôn là
A. sống thành từng bầy, khoảng vài chục người trong hang động, mài đá.
B. sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ.
C. Sống thành từng gia đình riêng lẻ, gồm vợ, chồng và con cái.
D. sống thành từng bầy riêng lẻ, lang thang trong rừng rậm.
18. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là
A. làng bản. B. thị tộc. C. bầy người. D. bộ lạc.
19. Ý nào không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc ?
A. gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.
B. có nhiều họ hàng với nhau.
C. có quan hệ gắn bó với nhau.
D. một nhóm người , sống thành từng bầy, có người đứng đầu và phân công lao động.
20. Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ điều gì ?
A. Công cụ lao động và đồ trang sức làm ra ngày càng nhiều.
B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ đã có sự phát triển.
Trả lời đúng nhận quà nho nhỏ nha